Bảo Trạch - Viện Nghiên Cứu Khoa Học - Công Nghệ, Thiết Kế Kiến Trúc, Phong Thuỷ Mệnh Lý, Huyền Không Phi Tinh Vận 9
Theo các nhà dịch học chuyên gia thì phương pháp dùng cỏ thi lấy quẻ là chính xác nhất và cũng là một trong mấy cách lâu đời nhất.
Nếu muốn dùng các phương pháp khác để lấy quẻ thì tốt nhất là độ xác suất của các hào --- (dương), - - (âm), -o- (dương biến), và -x- (âm biến) phải giống như độ xác suất của cách bói quẻ cỏ thi. Ký hiệuCác cách lập quẻ
Theo các nhà dịch học chuyên gia thì phương pháp dùng cỏ thi lấy quẻ là chính xác nhất và cũng là một trong mấy cách lâu đời nhất. Nếu muốn dùng các phương pháp khác để lấy quẻ thì tốt nhất là độ xác suất của các hào --- (dương), - - (âm), -o- (dương biến), và -x- (âm biến) phải giống như độ xác suất của cách bói quẻ cỏ thi.
Ký hiệu
Hào -x-: là hào lão âm, vì cực nên mới biến mà thành hào âm động có biệt số là 6, trong kinh dịch gọi hào âm động là Sơ lục, lục nhị, lục tam, ...., hoặc thượng lục.
Hào -o-: là hào lão dương, vì cực nên mới biến mà thành hào dương động có biệt số là 9, trong kinh dịch gọi hào dương động này là Sơ cửu, cửu nhị, cửu tam,..., hoặc thượng cửu.
Hào : là hào thiếu dương chưa cực nên không biến, có biệt số là 7, trong kinh dịch thì không bàn đến các hào dương tĩnh.
Hào : là hào thiếu âm chưa cực nên không biến, có biệt số là 8, trong kinh dịch cũng không bàn đến các hào âm tĩnh.
A) Phương Pháp Dùng 3 Đồng Tiền
Theo cách lấy quẻ bằng 3 đồng tiền thì người lấy quẻ thẩy 3 đồng tiền, sau đó tùy theo kết quả có bao nhiêu mặt ngửa hoặc mặt úp để định quẻ. Đặt mặt ngửa, hay đầu là H, trị số là 3, mặt úp, hay đuôi là T, trị số là 2.
Khi ta thẩy ba đồng tiền lên thì ta có một trong các kết quả sau đây:
H: đầu (head); T: đuôi (tail)
H + H + H = 3 + 3 + 3 = 9 => -o-, 9 là lão dương tức là hào dương động
H + H + T = 3 + 3 + 2 = 8 => - -, 8 là thiếu âm
H + T + H = 3 + 2 + 3 = 8 => - -
H + T + T = 3 + 2 + 2 = 7 => ---, 7 là hào thiếu dương, không động
T + H + H = 2 + 3 + 3 = 8 => - -,
T + H + T = 2 + 3 + 2 = 7 => ---,
T + T + H = 2 + 2 + 3 = 7 => ---,
T + T + T = 2 + 2 + 2 = 6 => -x-, 6 là hào lão âm tức là hào âm động
Đó là tất cả các trường hợp có thể xảy ra khi ta gieo 3 đồng tiền. Tất cả có 8 cách, trong đó
Hào -x-, xảy ra 1 lần trong 8 kết quả nên có xác suất là 1/8 hay 2/16 vậy
Hào ---, xảy ra 3 lần trong 8 kết quả nên có xác suất là 3/8 hay 6/16 vậy
Hào - -, xảy ra 3 lần trong 8 kết quả nên có xác suất là 3/8 hay 6/16 vậy
Hào -o-, xảy ra 1 lần trong 8 kết quả nên có xác suất là 1/8 hay 2/16 vậy
Ta dùng 2/16 mà không dùng 1/8 là vì muốn so sánh xác suất của các hào giữa hai phương pháp gieo đồng tiền và phương pháp cỏ thi.
B) Phương Pháp dùng Cỏ Thi
Có 50 cọng cỏ, để ra 1 cọng, còn lại là 49 cọng
1) Lần thứ nhất (49 cọng)
Chia làm 2 nhóm, A và B, lấy 1 cọng từ nhóm B kẹp vào tay trái, A và B tổng cộng còn lại là 48 cọng.
Sau đó trong nhóm A, mỗi lần lấy 4 cọng, tiếp tục khi nào còn lại 4 cọng hoặc ít hơn. Kẹp những cọng còn thừa này vào trong các ngón tay trái.
Trong nhóm B, cũng lấy đi 4 cọng mỗi lần cho tới khi nào còn lại 4 hoặc là ít hơn. Kẹp những cọng còn thừa lại này vào trong các ngón tay trái.
Xác suất của lần thứ nhất như sau:
Số cọng cỏ kẹp trong tay trái sẽ là
1 + 1 + 3 = 5
1 + 2 + 2 = 5
1 + 3 + 1 = 5
1 + 4 + 4 = 9
Cho nên xác suất của 5, P(5) = 3 / 4, xác suất của 9, P(9) = 1 / 4.
2) Lần thứ nhì (còn lại 44, hoặc 40 cọng)
Chia làm 2 nhóm, A và B, lấy 1 cọng từ nhóm B kẹp vào tay trái, A và B tổng cộng còn lại là 43 hoặc 39 cọng.
Sau đó trong nhóm A, mỗi lần lấy 4 cọng, tiếp tục khi nào còn lại 4 cọng hoặc ít hơn. Cũng như lần 1, kẹp các cọng thừa này vào các ngón tay trái.
Trong nhóm B, mỗi lần cũng lấy 4 cọng cho đến khi nào còn thừa lại 4 hoặc ít hơn. Kẹp mấy cọng thừa này vào trong các ngón tay trái.
Xác suất của lần thứ hai như sau:
Số cọng cỏ kẹp trong tay trái sẽ là
1 + 1 + 2 = 4
1 + 2 + 1 = 4
1 + 3 + 4 = 8
1 + 4 + 3 = 8
Cho nên xác suất của 4, P(4) = 1 / 2, xác suất của 8, P(8) = 1 / 2
3) Lần thứ ba (còn lại 40, 36, hoặc 32 cọng)
Lập lại y như lần thứ hai.
Xác suất của lần thứ ba như sau:
Số cọng cỏ kẹp trong tay trái sẽ là
1 + 1 + 2 = 4
1 + 2 + 1 = 4
1 + 3 + 4 = 8
1 + 4 + 3 = 8
Cho nên các sác xuất giống như lần thứ hai. P(4) = 1 / 2, P(8) = 1 / 2
Sau 3 lần như thế ta có thể có những trường hợp như sau:
5 và 4 có trị số là 3, 9 và 8 có trị số là 2
5, 4, 4 = 3 + 3 + 3 = 9, P(5,4,4) = P(5) * P(4) * P(4) = 3/4 * 1/2 * 1/2 = 3/16
5, 4, 8 = 3 + 3 + 2 = 8, P(5,4,8) = P(5) * P(4) * P(8) = 3/4 * 1/2 * 1/2 = 3/16
5, 8, 4 = 3 + 2 + 3 = 8, P(5,8,4) = P(5) * P(8) * P(4) = 3/4 * 1/2 * 1/2 = 3/16
5, 8, 8 = 3 + 2 + 2 = 7, P(5,8,8) = P(5) * P(8) * P(8) = 3/4 * 1/2 * 1/2 = 3/16
9, 4, 4 = 2 + 3 + 3 = 8, P(9,4,4) = P(9) * P(4) * P(4) = 1/4 * 1/2 * 1/2 = 1/16
9, 4, 8 = 2 + 3 + 2 = 7, P(9,4,8) = P(9) * P(4) * P(8) = 1/4 * 1/2 * 1/2 = 1/16
9, 8, 4 = 2 + 2 + 3 = 7, P(9,8,4) = P(9) * P(8) * P(4) = 1/4 * 1/2 * 1/2 = 1/16
9, 8, 8 = 2 + 2 + 2 = 6, P(9,8,8) = P(9) * P(9) * P(9) = 1/4 * 1/2 * 1/2 = 1/16
Tóm lại, theo phương pháp Cỏ Thi, xác suất của các hào như sau
Hào 9, -o-, P(9) = P(5,4,4) = 3/16
Hào 8, - -, P(8) = P(5,4,8)+P(5,8,4)+P(9,4,4) = 3/16 + 3/16 + 1/16 = 7/16
Hào 7, ---, P(7) = P(5,8,8)+P(9,4,8)+P(9,8,4) = 3/16 + 1/16 + 1/16 = 5/16
Hào 6, -x-, P(6) = P(9,8,8) = 1/16
Sau đây là bản xác suất của các hào trong của 2 phương pháp, Đồng Tiền và Cỏ Thi
...............3 Đồng Tiền.........Cỏ Thi
6 -x- : .........2/16,.................1/16
7 --- : .........6/16,.................5/16
8 - - : .........6/16,.................7/16
9 -o- : .........2/16,.................3/16
C) Phương Pháp Dùng Bài Cào
Theo bản xác suất trên, nếu bạn muốn có xác suất giống như phương pháp cỏ thi bằng cách dùng bộ bài cào, thì theo cách sau đây:
Cơ đỏ = 7 --- : là hào dương tỉnh, là Hỏa, lấy 5 lá
Rô đỏ = 9 -o- : là hào dương biến, là Kim, lấy 3 lá
Chuồn đen = 8 - - : là hào âm tỉnh, là Mộc, lấy 7 lá
Bích đen = 6 -x- : là hào âm biến, là Thủy, lấy 1 lá
Đỏ là dương, Cơ thiếu dương nên không biến, Rô là lão dương vì cực mà động rồi biến.
Đen là âm, Chuồn là thiếu âm nên không biến, Bích là lão âm vì cực mà động rồi biến.
Tóm lại là 5 lá cơ, 3 lá rô, 7 lá chuồn, và 1 lá bích, tổng cộng là 16 lá. Xào bày (16 lá) sau đó rút 1 lá, được cơ thì là thiếu dương ---, được rô là lão dương -o-, được chuồn là thiếu âm - -, được bích là lão âm -x-. Đây là hào sơ. Sau đó bỏ lá bài lại, xào đều rồi rút tiếp hào 2, hào 3, hào 4, hào 5, và hào 6. Như vậy là đã có một quẻ trùng. Phương pháp này độ xác suất giống y như cách bói cỏ thi nhé, và có thể có cả 6 hào đều động.
Xác suất của hào theo phương pháp Bài Cào như sau:
Cơ, 7: --- : 5/16
Rô, 9: -o- : 3/16
Chuồn, 8: - - : 7/16
Bích, 6: -x- : 1/16
So sánh xác suất của các hào theo 3 phương pháp Đồng Tiền, Cỏ Thi và Bài Cào
...............3 Đồng Tiền..........Cỏ Thi............Bài Cào
6 -x- : .........2/16,.................1/16,.............Bích:.......1/16
7 --- : .........6/16,.................5/16,.............Cơ:..........5/16
8 - - : .........6/16,.................7/16,..............Chuồn:....7/16
9 -o- : .........2/16,.................3/16,..............Rô:..........3/16
Phương pháp lấy quẻ Dịch dùng bài cào có các xác suất của hào giống y như của phép lấy bằng cỏ thi.
D) Phương Pháp Dùng Xúc sắc
- Dùng 3 con xúc sắc, 2 dùng để xác định âm dương, 1 dùng để xác định hào động
- 2 con xúc sắc: tổng là lẻ - dương; tổng là chẵn - âm
- Xúc sắc còn lại xác định hào động: Nếu xúc sắc này cùng lẻ hoặc cùng chẵn với tổng 2 xúc sắc kia thì xác định đấy là hào động
St.
|